IELTS Writing Task 1 Bar Chart: 3 Bước Làm Bài Hiệu Quả 

IELTS Writing Task 1 Bar Chart là một trong những dạng bài xuất hiện khá phổ biến. Hãy cùng Onluyen tìm hiểu các bước chinh phục dạng bài này trong bài viết sau đây nhé!

IELTS Writing Task 1 Bar Chart là gì? 

Trong IELTS Writing Task 1, dạng biểu đồ cột (Bar Chart) là một trong năm dạng biểu đồ có thể xuất hiện trong đề thi. Dạng bài này có thể được phân loại thành hai nhóm dựa trên thông tin được cung cấp:

  • Bar chart thể hiện sự thay đổi theo các mốc thời gian 
  • Bar chart thể hiện sự so sánh (không có sự thay đổi theo thời gian)

Ví dụ: Dưới đây là một đề bài mẫu dạng IELTS Writing Task 1 Bar Chart

đề bài mẫu dạng IELTS Writing Task 1 Bar Chart
Đề bài mẫu dạng IELTS Writing Task 1 Bar Chart

Bar chart biểu diễn sự biến đổi qua thời gian. Bar chart biểu diễn sự so sánh (không có sự biến đổi qua thời gian). Hai nhóm biểu đồ cột này có sự khác nhau về cách sử dụng ngôn ngữ khi miêu tả: một nhóm sẽ chỉ dùng các cấu trúc liệt kê và so sánh số liệu, một nhóm sẽ có thêm các cách diễn đạt về sự tăng – giảm. Tuy nhiên, cách làm bài cho cả hai nhóm đều theo một quy trình tương tự:

  • Bước 1: Xác định đối tượng và đơn vị của bài
  • Bước 2: Viết đoạn mở bài và tổng quan (introduction & overview)
  • Bước 3: Phân tích các thông tin nổi bật trong bài

Đọc thêm: Cách Viết IELTS Writing Task 1 Đơn Giản Cho Người Mới Học 

3 bước làm bài IELTS Writing Task 1 Bar Chart hiệu quả

Hãy cùng Onluyen tìm hiểu kỹ hơn về 3 bước làm bài trong phần này đây nhé!

3 bước làm bài IELTS Writing Task 1 Bar Chart hiệu quả.
3 bước làm bài IELTS Writing Task 1 Bar Chart hiệu quả.

Bước 1: Xác định đối tượng và đơn vị của đề bài

Bước đầu tiên khi làm bài sau khi đọc đề bài đó là phân tích biểu đồ. Mỗi đề bài sẽ gồm ba phần:

  • Phần 1: Giới thiệu ngắn gọn về biểu đồ “The bar chart below shows…”
  • Phần 2: Hướng dẫn bạn đến yêu cầu của bài: “Summarise the information …and make comparisons…”
  • Phần 3: Biểu đồ

Để phân tích được biểu đồ, bạn cần xác định 4 yếu tố sau:

  • Topic – Chủ đề của biểu đồ là gì?
  • Place – số liệu trong biểu đồ được thu thập ở đâu?
  • Time – số liệu trong biểu đồ được thu thập ở thời điểm nào?
  • Unit of measurement – Đơn vị đo số liệu trong biểu đồ là gì?

Sau khi đã phân tích đề và hiểu được những điểm quan trọng, bây giờ là lúc bạn ghi chép lại thông tin cần thiết từ biểu đồ, bao gồm:

  • Điểm cao nhất? – Health Services
  • Điểm thấp nhất? – Air Pollution
  • Có sự biến động nổi bật nào trong biểu đồ?
  • Các điểm chung của số liệu?

Bạn có thể dựa vào những thông tin trên đây để phân tích và so sánh theo đúng yêu cầu của đề bài. Nắm rõ các thông tin này giúp bạn tránh tình trạng liệt kê dẫn tới việc dài dòng, lan man khi làm bài thi Writing Task 1.

Đọc thêm: IELTS General Writing Task 1: Thành Thạo Cách Viết Thư Nhanh Chóng

Bước 2: Viết đoạn mở đầu và tổng quan

Cách viết mở bài: bạn chỉ nên diễn đạt lại đề bài bằng cách thay đổi cấu trúc và sử dụng từ đồng nghĩa với đề bài.

Cấu trúc viết câu mở bài: The bar chart + describe(s)/present(s)/provide(s) information on/about + 3W (what?, where?, when?)

Ex: The bar chart presents information on the living issues of local people in some major cities in the UK in 2008.

Từ vựng thường dùng: Describe – present – provide – compare,…

Cách viết phần Tổng quan: bạn nên nêu ra các đặc điểm chính mà bạn có thể nhận thấy trong biểu đồ, chỉ cung cấp các thông tin tổng quát và so sánh nếu có.

Một số lưu ý khi viết phần tổng quan (overall):

  • Tổng quan nên bao gồm 2 câu, một là giới thiệu chung về biểu đồ và hai là những thông tin chính.
  • Không đưa số liệu vào tổng quan.
  • Chỉ nên chọn 2-3 ý chính để viết.

Ex: It can be seen that health services were the main issue in most cities, followed by education and training. While air pollution was a minor problem.

Bước 3: Phân tích các thông tin nổi bật trong bài

Cách viết phần Thân bài Phần Thân bài là nơi bạn được phép trình bày nhiều thông tin chi tiết liên quan đến các số liệu bạn có. Ở phần này, chú ý thêm các câu so sánh vào bài viết, đừng chỉ kể lại thông tin bởi điều này sẽ khiến bạn mất điểm.

Cụ thể, phần thân bài sẽ có cấu trúc như sau:

Phần thân bài 1: 3-4 câu miêu tả chi tiết nhóm thông tin đầu tiên từ biểu đồ/ điểm khác nhau của biểu đồ

Phần thân bài 2: 3-4 câu miêu tả chi tiết nhóm thông tin còn lại/ điểm tương đồng của biểu đồ

Những cụm từ dùng trong phần thân bài: chiếm: accounted for, đạt cực đại là: reached a peak of, cao hơn 1 chút: just over, khoảng, xấp xỉ: approximately, …

Cấu trúc sử dụng trong phần thân bài: Giảm xuống + số liệu, Giảm đi + phần trăm, …

Bài mẫu tham khảo IELTS Writing Task 1 Bar Chart

Sau khi đã nắm vững 4 bước làm bài trên, bạn hãy tham khảo hai bài mẫu dưới đây để hình dung rõ ràng hơn về các viết bài task 1 dạng Bar chart nhé!

Đề bài: The graph depicts the average daily lowest and maximum levels of air pollution in four cities in the year 2000.

Bài mẫu tham khảo IELTS Writing Task 1 Bar Chart
Bài mẫu tham khảo IELTS Writing Task 1 Bar Chart

In the year 2000, the accompanying bar chart depicts the daily minimum and maximum amounts of SO2 and N2O that generated pollution in four separate cities (Los Angeles, Calcutta, Beijing, and Mexico City). Overall, Mexico City was by far the most polluted by the two contaminants mentioned among the four cities.

Los Angeles had the lowest amount of SO2 emitted into the atmosphere of any city, with a minimum average of 2 micrograms per m3 and a maximum average five times as much, at 10 micrograms. The amounts of N2O emissions were significantly greater, with the maximum daily average level exceeding 100 micrograms per m3. Meanwhile, SO2 and N2O emissions significantly fouled the atmosphere in Mexico City, with daily minimum and maximum averages of 80 and 113 micrograms per m3, respectively.

In Calcutta and Beijing, the amount of pollution generated by N2O was smaller than that caused by SO2 in comparison to Los Angeles and Mexico City. The daily average maximum SO2 emissions in Calcutta were 59 micrograms per m3 and 130 micrograms per m3 in Beijing, while the daily average maximum N2O emissions in both cities were little over 50 micrograms per m3.

Đó là những hướng dẫn về cách làm bài Writing Task 1 Bar chart cùng với một bài viết mẫu chi tiết. Onluyen hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi IELTS sắp đến.

Đọc thêm:

Bài liên quan

Đang làm bài thi