Lớp 10
Giáo trình ôn luyện
Toán
896 Bài kiểm tra, 358 Đề thi thử
Vật Lí
947 Bài kiểm tra, 347 Đề thi thử
Sinh học
858 Bài kiểm tra, 346 Đề thi thử
Anh Văn
527 Bài kiểm tra, 354 Đề thi thử
Hóa học
767 Bài kiểm tra, 301 Đề thi thử
Lịch sử
799 Bài kiểm tra, 336 Đề thi thử
Địa lý
945 Bài kiểm tra, 470 Đề thi thử
Giáo dục công dân
917 Bài kiểm tra, 349 Đề thi thử
Chuyên đề ôn luyện
Chuyên đề Toán Học
A – Mục tiêu học tập
B – Nội dung học tập
1. Về kiến thức
Các kiến thức cơ bản Về:
– Số và các phép tính trên tập hợp số thực, số phức.
– Mệnh đề và tập hợp; các biểu thức đại số, lượng giác; phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy Về bậc nhất và bậc hai, lượng giác, mũ, logarit); hệ phương trình (bậc nhất, bậc hai); bất phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy Về bậc hai, mũ, logarit) và hệ bất phương trình bậc nhất (một ẩn, hai ẩn).
– Hàm số, giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân và ứng dụng của chúng.
– Các quan hệ hình học và một số hình thông dụng (điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hình tam giác, hình tròn, elip, hình đa diện, hình tròn xoay); phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng; vectơ và tọa độ.
– Thống kê, tổ hợp, xác suất.
2. Về Kĩ năng
Các kĩ năng cơ bản:
– Thực hiện được các phép tính luỹ thừa, khai căn, logarit trên tập số thực và một số phép tính đơn giản trên tập số phức.
– Khảo sát được một số hàm số cơ bản: hàm số bậc hai, bậc ba, hàm số bậc bốn trùng phương, hàm số, hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số logarit.
– Giải thành thạo phương trình, bất phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình bậc nhất; giải được một số phương trình lượng giác; phương trình, bất phương trình mũ và logarit đơn giản.
– Giải được một số bài toán Về biến đổi lượng giác, lũy thừa, mũ, logarit, về dãy số, về giới hạn của dãy số và hàm số.
– Tính được đạo hàm, nguyên hàm, tích phân của một số hàm số.
– Vẽ hình; Vẽ biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích; viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip, mặt phẳng, mặt cầu.
– Thu thập và xử lý số liệu; tính toán Về tổ hợp và xác suất.
– Ước lượng kết quả đo đạc và tính toán.
– Sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính toán.
– Suy luận Và chứng minh.
– Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống.
3. Về Tư duy
– Khả năng quan sát, dự đoán, Suy luận hợp lí và Suy luận logic.
– Các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp).
– Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
– Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
– Phát triển trí tưởng tượng không gian.
4. Về Tình cảm và thái độ
– Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
– Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.
– Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
– Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
Phần 1: Đại số
Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp
Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai
Chương 3: Phương trình. Hệ phương trình
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Chương 5: Thống kê
Chương 6: Cung và góc lượng giác. Công thức lượng giác
Phần 2: Hình học
Chương 1: Vectơ
Chương 2: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Chuyên đề Tiếng Anh
Unit 1: A day in the life of ...
Unit 2: School talks
Unit 3: People’s background
Unit 4: Special Education
Unit 5: Technology and You
Unit 6: An excursion
Unit 7: The mass media
Unit 8: The story of my village
Unit 9: Undersea World
Unit 10: Conservation
Unit 11: National Parks
Unit 12: Music
Unit 12: Music
Unit 13: Films and Cinema
Unit 14: The World Cup
Unit 15: Cities
Unit 16: Historical Places
Chuyên đề Vật LÍ
A – Mục tiêu học tập
1. Về kiến thức
Đạt được một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:
– Các khái niệm về sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất.
– Các đại lượng, các định luật và nguyên lý vật lí cơ bản.
– Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất.
– Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong đời sống và trong sản xuất.
– Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
2. Về kỹ năng
– Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lí.
– Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, có kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản.
– Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lý, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm đề kiểm tra dự đoán đã đề ra.
– Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lý, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.
– Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.
3. Về thái độ
– Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
– Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
B – Nội dung học tập
Phần 1: Cơ học
Chương 1: Động học chất điểm
Chương 2: Động lực học chất điểm
Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn
Chương 4: Các định luật bảo toàn
Phần 2: Nhiệt học
Chương 5: Chất khí
Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học
Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
Chuyên đề Sinh Học
A – Mục tiêu học tập
B – Nội dung học tập
1. Về kiến thức
– Có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức sống, từ cấp tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần thể – loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyên.
– Có một số hiểu biết về các quy luật sinh học và các quá trình sinh học cơ bản ở cấp tế bào và cơ thể như chuyến hoá vật chất và năng lượng, cảm ứng và vận động. sinh trưởng và phát triển, sinh sản, di truyền, biến dị.
– Hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên Trái Đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp, cho đến con người.
– Hiểu được những ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn sản xuất và đời sống. đặc biệt là thành tựu của công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gien nói riêng.
2. Về kĩ năng
– Kỹ năng thực hành:
Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập và xử lí mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học.
– Kỹ năng tư duy: Phát triển kỹ năng tư duy thực nghiệm – quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lý luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá… đặc biệt là kỹ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống).
– Kỹ năng học tập: Phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập và xử lí thông tin: lập bảng. biểu, sơ đồ, đồ thị: làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ; trình bày trước tô, lớp…
– Hình thành kĩ năng rèn luyện sức khỏe: Biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật, thể dục, thể thao… nhằm nâng cao năng suất học tập và lao động.
3. Về thái độ
– Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.
– Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống. lao động, học tập.
– Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với các vấn đề về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống ma tuý và HIV/ AIDS…
Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống
Phần 2: Sinh học tế bào
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào
Chương 2: Cấu trúc của tế bào
Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Chương 4: Phân bào
Phần 3: Sinh học vi sinh vật
Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
Chuyên đề Hóa Học
A – Mục tiêu học tập
B – Nội dung học tập
1. Về kiến thức
Học sinh có được hệ thống kiến thức hóa học Trung học phổ thông cơ bản, tương đối hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:
– Kiến thức cơ sở hoá học chung.
– Hoá học vô cơ.
– Hoá học hữu cơ.
2. Về kĩ năng
Học sinh có được hệ thống kĩ năng hóa học Trung học phổ thông cơ bán và thói quen làm việc khoa học, gồm:
– Kỹ năng học tập hoá học.
– Kỹ năng thực hành hoá học.
– Kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học.
3. Về thái độ
Học sinh có thái độ tích cực như:
– Hứng thú học tập bộ môn Hoá học.
– Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
– Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng.
– Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
Chương 1: Nguyên tử
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn
Chương 3: Liên kết hóa học
Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử
Chương 5: Nhóm Halogen
Chương 6: Oxi - Lưu huỳnh
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Chuyên đề Lịch Sử
1. Về kiến thức
– Hiểu biết sâu hơn, có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay trên cơ sở nắm được những sự kiện nổi bật, những chuyên biến chính của mỗi thời kỳ lịch sử, những mối quan hệ của lịch sử dân tộc với tiến trình phát triển của lịch sử loài người, đặc biệt từ đầu thế kỉ XX đến nay.
– Nắm được sự kiện lịch sử cơ bản, tiêu biểu cho những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng trong lịch sử thế giới từ thời cổ đại đến nay. chú trọng nhiều đến những sự kiện chính trị, xã hội lớn, quan trọng trong lịch sử xã hội loài người, những nền văn minh tiêu biểu, lịch sử của các nước trong khu vực và các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến quá trình lịch sử nước ta.
– Hiểu biết một số nội dung cơ bản, cần thiết trong nhận thức xã hội như : kết cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống xã hội, đặc biệt là vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch Sử, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử. quy luật vận động lịch sử.
2. Về kĩ năng
– Hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn:
+ Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại).
+ Làm việc với sách giáo khoa, các nguồn sử liệu và phương tiện trực quan.
+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, vận dụng đánh giá các sự kiện. hiện tượng. nhân vật lịch sử.
– Hình thành năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo ngắn, trình bày về kết quả).
– Tiếp tục rèn luyện năng lực tự học ; tự làm giàu tri thức lịch sử quá các nguồn sử liệu khác nhau.
3. Về thái độ
– Có lòng yêu quê hương, đất nước gắn liền với CNXH, lòng tự hào dân tộc, trân trọng các di sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
– Có thái độ trân trọng đối với các nền văn hoá, các dân tộc trên thế giới; có tinh thần quốc tế chân chính.
– Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc để góp phần vào cuộc đấu tranh cho tiến bộ xã hội.
– Có những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân; thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật.
A – Mục tiêu học tập
B – Nội dung học tập
Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
Chương 1: Xã hội nguyên thủy
Chương 2: Xã hội cổ đại
Chương 3: Trung Quốc thời phong kiến
Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến
Chương 5: Đông Nam Á thời phong kiến
Chương 6: Tây Âu thời trung đại
Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
Chương 1: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
Bài 13: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Bài 14: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Chương 4: Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
Chương 5: Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại
Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
Chương 2: Các nước Âu - Mĩ (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
Chương 3: Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
Chuyên đề Địa Lý
A – Mục tiêu học tập
B – Nội dung học tập
1. Về kiến thức
Nắm được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về:
– Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng. sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng: một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường: sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và báo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững
– Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới, một số đặc điểm của thế giới đương đại
– Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam: những vấn đề đặt ra đối với cá nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.
2. Về kĩ năng
Cúng cố và phát triển ở học sinh:
– Kỹ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; vẽ lược đồ, biểu đồ : phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê…
– Kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí.
– Kỹ năng vận dụng tri thức địa lý đề giải thích các hiện tượng. sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.
3. Về thái độ, tình cảm
Góp phần hình thành ở học sinh:
– Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả kinh tế – văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.
– Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí.
– Ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, sẵn sàng tham gia xây dựng. bảo vệ và phát triển đất nước; có ý thức trách nhiệm và tích cực tham gia vào các hoạt động sử dung hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
Phần 1: Địa lí tự nhiên
Chương 1: Bản đồ
Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí
Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí
Phần 2: Địa lí kinh tế - xã hội
Chương 5: Địa lí dân cư
Chương 6: Cơ cấu nền kinh tế
Chương 7: Địa lí nông nghiệp
Bài 26: Địa lí ngành trồng trọt
Bài 27: Địa lí ngành chăn nuôi
Chương 8: Địa lí công nghiệp
Bài 29: Địa lí các ngành công nghiệp
Bài 30: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Chương 9: Địa lí dịch vụ
Bài 32: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải
Bài 33: Địa lí các ngành giao thông vận tải
Bài 34: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh dào Pa-na-ma
Bài 35: Địa lí ngành thông tin liên lạc
Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Chương 10: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 38: Môi trường và sự phát triển bền vững
Chuyên đề GDCD
1. Về Kiến thức
– Có hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy Vật và phương pháp luận biện chứng.
– Biết được một số phạm trù cơ bản của đạo đức học; hiểu một số yêu cầu đạo đức đối với người công dân hiện nay.
– Biết một số phạm trù và quy luật kinh tế cơ bản, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước.
– Biết được bản chất Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiểu đường lối, quan điểm của Đảng, các chính sách quan trọng của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
– Hiểu bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, nhân loại. Hiếu quyền và nghĩa vụ
công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
– Hiểu trách nhiệm công dân trong việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước; hiếu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế của công dân.
2. Về Kĩ năng
– Vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các hiện tượng, các sự kiện, các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
– Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá tri xã hội.
– Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phệ phản đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân.
3.Về Thái độ
– Yếu cái đúng, cái tốt, cái đẹp; không đồng tỉnh với các hành vi, việc làm tiêu cực.
– Yêu quê hương, đất nước. Trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
– Tin tưởng vào các đường lối chủ, trương của Đảng; tôn trọng pháp luật, chính sách của Nhà nước và các quy định chung của công đồng, của tập thế.
– Có hoài bão và mục đích sống cao đẹp.
A – Mục tiêu học tập
B – Nội dung học tập
Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
Phần thứ hai: Công dân với đạo đức
Học phí siêu chất, thảnh thơi học tập
Không giới hạn môn học và lượt học