IELTS Listening Part 3: Tips Tránh Bẫy Và Nâng Cao Điểm Số

IELTS Listening Part 3 là một trong các phần thi được thí sinh quan tâm nhất. Bởi theo các thông tin truyền tai nhau thì đây là phần thi khó nhằn nhất trong bài nghe IELTS. Vậy làm thế nào để chinh phục IELTS Listening Part 3. Cùng Edmicro tìm hiểu các mẹo tránh bẫy bài nghe để nâng cao điểm số ngay nhé!

Tổng quan về IELTS Listening Part 3 

Nếu như hai phần thi đầu, từ vựng thuộc các chủ đề gần gũi, quen thuộc thì part 3 sẽ là một thử thách đối với các bạn. Chủ đề chính được đề cập trong Part 3 thường là các lĩnh vực học thuật và khoa học, đòi hỏi các bạn hiểu biết một lượng từ vựng rất lớn và đôi khi là cả các thuật ngữ chuyên ngành nữa. 

Tương tự như các phần trước, Part 3 bạn cũng sẽ trả lời 10 câu hỏi, kéo dài khoảng 8 – 10 phút tùy vào từng bài nghe. Nội dung của bài nghe sẽ là một phần thảo luận nhóm giữa các bạn sinh viên hoặc sinh viên với các giảng viên về một chủ đề học thuật như bài thuyết trình, bài luận văn…

Các dạng câu hỏi thường gặp trong Part 3 

  • Điền từ vào bảng/đoạn văn/quy trình 
  • Multiple choice questions (cơ bản/nâng cao) 
  • Dạng nối thông tin (nối thông tin 2 vế, nối thông tin với người nói…) 

Điều cần lưu ý đó là bước sang part 3, khả năng tập trung của các bạn có thể giảm dần, tuy nhiên đây lại là phần khó, yêu câu tập trung trong toàn bộ bài nghe bởi có rất nhiều bẫy. Vậy làm thế nào để làm Listening Part 3 đúng cách?

Xem thêm: IELTS Listening Part 4: Chinh Phục Bài Nghe Ăn Trọn Điểm

Tổng quan về IELTS Listening Part 3
Tổng quan về IELTS Listening Part 3

Hướng dẫn làm bài 

Để làm bài đạt được nhiều số câu đúng, bạn nên tạo thói quen làm bài theo các bước sau: 

  • Bước 1:

Đọc đề kỹ càng và xác định yêu cầu của đề. Nếu là dạng điền từ hãy xác định số lượng giới hạn từ cần điền. Tận dụng các khoảng thời gian trống phần đầu record để tranh thủ đọc lướt các câu hỏi và dạng đề của các Parts

  • Bước 2:

Đọc và gạch chân các keyword trong câu hỏi và trong đáp án (nếu còn thời gian đối với dạng Multiple choice). Lưu ý chỉ gạch chân các từ khóa cần thiết và một cụm từ khóa không quá 3 từ. Các từ bạn nên lưu ý đó là danh từ riêng, từ để hỏi, các tính từ…

  • Bước 3:

Xác định loại từ cần điền (nếu có), đoán các dạng paraphrase của từ khóa chính. 

  • Bước 4:

Tập trung nghe và take note các từ đã nghe được 

Tips làm bài cải thiện điểm số part 3

  • Chú ý đọc tiêu đề (nếu có) 

Bạn đừng nên vội sa vào việc đọc các câu hỏi ngay lập tức hãy đọc kỹ tiêu đề của bài để giúp bạn định hình được những nội dung gì mình có thể nghe tiếp theo. Trong trường hợp bài nghe không có tiêu đề, hãy cố gắng chú tâm nghe phần audio guide mở đầu trước khi vào Part 3 

  • Đọc lướt các câu hỏi 

Điều này sẽ giúp bạn phần nào nắm được nội dung mà bài nghe sẽ đề cập đến. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể hiểu 100% câu hỏi và đáp án. Vì đây chính là nền tảng cốt lõi giúp các bạn có thể làm được bài 

Mẹo làm bài Listening Part 3
Mẹo làm bài Listening Part 3
  • Rèn luyện cách đoán câu trả lời

Phần này áp dụng cho các câu hỏi dạng Note/ Sentence/Table/Summary Completion.

Ví dụ: 

Đối với câu hỏi số 27, 28 và 29 chúng ta có thể đoán đây là danh từ vì có các mạo từ a, an và từ chỉ số lượng some. 

  • Rèn luyện thói quen brainstorm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa và cách paraphrase trong câu hỏi.

Vì chắc chắn các câu trả lời sẽ không được nhắc trực tiếp đến các từ được in trên câu hỏi. Bạn sẽ không thể sử dụng cách nghe bắt keyword để làm bài mà bắt buộc phải nghe và hiểu. 

  • Tránh các Distractors (yếu tố gây nhiễu) 

Trong đoạn hội thoại, người nói sẽ cung cấp một đoạn thông tin mà bạn nghĩ đó có thể là câu trả lời đúng, tuy nhiên, sau đó người nói hoặc một người khác sẽ sửa lại những gì đã nói trước đó, và thông tin sau khi được sửa lại mới thực sự là câu trả lời đúng. 

Cách tốt nhất để tránh chúng đó là tập trung cao độ, lắng nghe thật kỹ và chú ý đến các dấu hiệu của distractor. Khi nghe thấy thì phải tập trung 100% theo dõi. Một số ví dụ điển hình đó là 

  • Từ mang tính chỉnh sửa: Not, Not really, Oh no, I’m sorry. No, wait…
  • Từ mang nghĩa phủ định: But, However, yet…Unfortunately, Actually…
  • Từ chỉ thời điểm khác nhau: Last/ Previous/ In the past/ This/ Now/New/ Next/ In the future/ Current

Ngoài ra, các chủ đề của part 3 mang tính học thuật rất cao nên đây sẽ là thử thách đối với các bạn học sinh cấp 2, 3. Vì vậy các bạn đừng quên nâng cao kiến thức hàng ngày nhé

Xem thêm: Listening IELTS Multiple Choice: Bí Quyết Ẵm Trọn Điểm

Bài mẫu IELTS Listening Part 3 

Chúng ta cùng tìm hiểu về một ví dụ của bài Listening Part 3 dưới đây nhé:

IELTS Listening Part 3 Sample (Adapted form IELTS Cambridge 13 Test 4)
IELTS Listening Part 3 Sample (Adapted form IELTS Cambridge 13 Test 4)

Giải thích chi tiết 

  1. C

Sau khi nghe tutor hỏi ” Why did you choose that topic?” biết đáp án chuẩn bị vào

Đầu tiên Jim có nhắc tới exhibition of textiles, nhiều bạn sẽ chọn đáp án A 

Tuy nhiên ở câu sau có But (Dấu hiệu Distractor) -> Ý kiến sẽ thay đổi

Jim nói tiếp rằng mình luôn quan tâm đến màu sắc, và có đề cập tới carpet show when we were on holiday  

-> Chọn đáp án C

  1. A

Sau khi nghe người tutor nói a practical investigation, biết đáp án chuẩn bị vào 

Sau khi nghe Jim nói “one type of fiber for example, like cotton” chỉ chọn 1 loại fiber, nhiều bạn sẽ chọn B

Tuy nhiên trước đó mình có cụm I was going to: có ý định làm gì nên đây chưa hẳn đã là đáp án đúng. Sau đó người tutor nói đến cách mà các loại thuốc nhuộm khác affected nó và Jim trả lời Yes. -> Loại được đáp án C

Tiếp theo mình nghe được Then I decided to include others as well. Tuy nhiên Jim quyết định include các loại fiber khác nữa và đằng có nêu ra ví dụ cho những loại fiber này như cotton, wool, nylon

-> Chọn đáp án A mới là đáp án đúng 

  1. C

Sau khi nghe “So, I did the experiments last week” biết đáp án chuẩn bị vào

Có nghe thấy website nhưng ở đây chỉ là tìm được website bán chứ không nhắc gì đến việc widely available -> Loại đáp án B

Tiếp thep Jim nói “I’d thought it’d just be a matter of a teaspoon or so of dye. and actually that wasn’t the case at all.”  Anh ấy nghĩ chỉ cần 1 teaspoon or so nhưng không phải như thế. Anh ấy ngạc nhiên vì cần nhiều dye hơn anh ấy nghĩ ->  Đáp án đúng là A 

Lưu ý: Nhiều bạn nghe tiếp đến câu “So, it all took longer than I’d expected.” sẽ chọn C. Nhưng đây chỉ là thời gian để chop up các nguyên liệu chứ không phải thời gian leave the fabric in the dye. -> Loại đáp án C 

  1. B

Sau khi nghe người tutor hỏi “Tartrazine” mình biết đáp án chuẩn bị vào

Nghe tiếp Jim nói có thử trên cotton nhưng sau khi rinsed thì the colour just washed away

->  Màu bị rửa trôi

->  It was not a permanent dye on cotton

->  Chọn đáp án B

Phân tích các đáp án khác 

Nghe tiếp có thấy Jim nhắc đến nylon, nhưng sau đó có từ but: thể hiện sự đối lập và I abandoned that idea

-> Bỏ ý định đó 

-> Loại đáp án C

Tiếp mình có nghe đến allergic reactions. Nhưng chỉ occasionally: đôi khi chứ không phải cause slight reaction

-> Loại đáp án A

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về IELTS Listening Part 3. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể cải thiện điểm số Part 3 của mình. Chúc bạn học tập tốt!

Xem thêm:

Bài liên quan

Đang làm bài thi