CHIẾN THUẬT TỔNG ÔN MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT

Bước vào giai đoạn “nước rút” của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, không ít học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng vì khối lượng kiến thức lớn. Bởi vậy trong giai đoạn này, Onluyen sẽ chia sẻ cho các em những chiến thuật tổng ôn hiệu quả để có thể đạt điểm số tối đa với năng lực của mình!

3 bước quan trọng cần làm ngay khi bước vào giai đoạn nước rút

  • Bước 1: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”
    Thí sinh cần xác định rõ năng lực hiện tại của mình ở mức nào, mục tiêu điểm số của mình là bao nhiêu, từ đó mới có kế hoạch học tăng điểm chính xác.
  • Bước 2: Lên kế hoạch ôn tăng điểm, khoanh vùng kiến thức cần học theo đúng mục tiêu điểm số của mình, tránh học lan man, tốn thời gian. Tức nếu em đang là:
    – Học sinh trung bình 4, 5 điểm -> Mức điểm thi mong muốn: 7, 8: Tập trung làm tốt lý thuyết và các dạng bài vận dụng thông thường
    – Học sinh trung bình 6, 7 điểm -> Mục tiêu 8+, 9+: Tập trung học mẹo giải nhanh các dạng dễ, dành thời gian để tư duy, học cách đoán ý đề bài với những câu vận dụng cao, câu khó – lạ.
  • Bước 3: Bắt đầu tổng ôn kiến thức kết hợp luyện đề.

TIPs làm bài hiệu quả

Nắm chắc kiến thức sách giáo khoa
Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lớp 12 là việc đầu tiên và quan trọng không thể bỏ qua. Với mục tiêu 2 trong 1 là kết quả đề thi THPT quốc qua sẽ dùng để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Nên trong đề thi chắc chắn bao gồm khoảng 60% kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa tương ứng với 6 điểm trong đề. Vậy để chắc chắn đạt 6 điểm trở lên thì sách giáo khoa phải luôn có trên bàn học của bạn.
Đặc biệt, với thi trắc nghiệm, lượng kiến thức rộng, học sinh khó có thể mà học tủ; không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa và bài tập thuộc chương trình lớp 12.

Đọc kỹ câu hỏi ngay trong lần đầu tiên
So với đề tự luận, hình thức thi trắc nghiệm có số lượng câu hỏi nhiều hơn nhưng thời gian làm 1 câu thì ít đi. Vì vậy, việc phân bổ thời gian hợp lý có thể coi là yếu tố ảnh hưởng đến việc “sống còn” trong kỳ thi.
Lời khuyên cho các bạn trong trường hợp này đó chính là đọc thật kỹ câu hỏi ngay lần đầu tiên để không mất thời gian đọc lại 2, 3 lần. Thời gian tiết kiệm được bạn có thể tập trung vào phương pháp tính toán để đưa ra lời giải.

Thay đổi tư duy giải toán
+ Sử dụng Casio giải toán trắc nghiệm
Trong nhiều bài toán, Casio là công cụ hữu ích giúp tính toán nhanh, định hướng cách giải để tìm ra đáp số.
Với nhiều chức năng như CALC, SLOVE, TABLE, VECTOR…, Casio giúp giải quyết nhiều bài toán về hàm số, giải phương trình, hệ phương trình, tích phân, giới hạn, lượng giác, số phức, hình tọa độ Oxyz một cách nhanh gọn.

+ Đưa bài toán phức tạp về dạng đặc biệt
Trong nhiều bài toán phức tạp, việc đưa về trường hợp đặc biệt giúp giải quyết đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.

+ Phương pháp loại trừ
Đây là một phương pháp rất quen thuộc khi bạn làm bài thi trắc nghiệm. Thay vì đi tìm phương án đúng, bạn hoàn toàn có thể tìm ra ngay các phương án sai và loại bỏ chúng. Khi đó, con đường để tìm được đáp án đúng sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.

+ Phương pháp ước lượng, đo đạc
Với các dạng bài tính giá trị hoặc so sánh giá trị đôi khi cần sử dụng các phương pháp biến đổi kết hợp ước lượng để tìm được phương án chính xác nhất. Đặc biệt với một số các bài toán về hình học có thể các công cụ đo đạc kết hợp với ước lượng (độ dài, độ lớn, mật độ, thể tích…) để tìm đáp án đúng.

+ Phương pháp thử ngược
Là một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong các bài toán trắc nghiệm, thay vì đi tính toán từ yêu cầu đề bài ta sử dụng dữ liệu từ các đáp án thế ngược lại đề bài để tìm ra đáp án phù hợp. 

Những lời khuyên hữu ích trong quá trình thi

+ Bao quát: Cả khi bạn nghĩ rằng đã biết câu trả lời, bạn cũng cần đọc hết tất cả các lựa chọn trước khi quyết định.

+ Tập trung: Đọc kỹ câu hỏi, những từ quan trọng giúp bạn tập trung vào câu trả lời.

+ Loại trừ: Loại bỏ tất cả những câu trả lời mà bạn biết là không chính xác. Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp được phạm vi lựa chọn và chỉ tập trung vào những câu có nhiều khả năng hơn.

+ Đối lập: Thử tìm những lựa chọn trái ngược nhau. Thường thì 1 trong 2 lựa chọn này là câu trả lời chính xác.

+ Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó mải đi tìm lời giải mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau.

+ Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao.

+ Hãy chắc chắn là bạn đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trước khi nộp bài thi. Mẹo là khi làm bài, hãy đánh dấu vào những câu chưa trả lời để lúc rà soát lại sẽ không bị sót. Cũng hãy chắc chắn rằng mình không bị khoanh nhầm đáp án.

Đến những phút cuối cùng, nếu vẫn không tính toán hay nhớ được chính xác kiến thức để chọn đáp án, hãy chọn đáp án mình nghi ngờ/phỏng đoán hoặc kể cả “ăn may” cũng được. Dù gì nó cũng sẽ mang đến cơ hội, thay vì bạn bỏ trống mà không điền.

Bí kíp phân bổ thời gian làm đề hiệu quả

Trong các bài thi trắc nghiệm khách quan, khó khăn lớn nhất mà thí sinh gặp phải là áp lực về thời gian, bởi thí sinh phải vận dụng cả kiến thức và kỹ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Có 4 cấp độ nhận thức câu hỏi trong một đề thi

Cấp độ nhận biết: thời gian làm bài thông thường là dưới 30s 

Cấp độ thông hiểu: thời gian làm bài thông thường dưới 1 phút

Cấp độ vận dụng: thời gian làm bài thông thường là 3 phút

Cấp độ vận dụng cao: thời gian làm bài thông thường là 4 – 5  phút

Như vậy tùy theo mục tiêu điểm số các bạn hướng đến mà cần phân bổ thời gian hợp lí để đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Sau đây là một số phân bổ thời gian làm bài hiệu quả cho 2 nhóm:

+ Với nhóm mục tiêu lấy điểm 9-10: 

  • 35 câu đầu tiên (thuộc cấp độ nhận biết, thông hiểu) phải xử lí trong thời gian tối đa là 28 phút và phần này khi làm là phải chắc chắn đúng, không được phép sai.
  • 10-11 câu tiếp theo thuộc cấp độ vận dụng cần làm trong thời gian tối đa 33 phút, những câu nào còn phân vân thì kí hiệu lại.
  • 4-5 câu cuối cùng thuộc cấp độ vận dụng cao trong thời gian còn lại (những câu quá khó thì ta bỏ nên dành thời gian từ 5 đến 10 phút xem lại những câu phần trước chưa chắc chắn đúng)

+ Với nhóm mục tiêu lấy điểm 7-8:

  • 35 câu đầu tiên (thuộc cấp độ nhận biết, thông hiểu) cần phải giải quyết trong thời gian tối đa là 40 phút. 
  • 10-11 câu tiếp theo thuộc cấp độ vận dụng trong thời gian tối đa 50 phút
  • 4-5 câu cuối cùng thuộc cấp độ vận dụng cao khoanh lụi
  • Chú ý 4-5 câu cuối các bạn không ham làm. Khi còn thừa thời gian thì nên xem lại những câu chưa chắc chắn ở 45 câu đầu.

Trên đây, Onluyen đã cung cấp cho các em những chiến lược tổng ôn THPT Quốc gia môn Toán giai đoạn nước rút. Để học nhiều hơn kiến thức và các môn học của THPT, các em hãy truy cập Onluyen.vn và đăng ký khóa học. Ngoài ra, các em có thể tự luyện đề trong Kho tài liệu miễn phí được Onluyen sưu tầm và đăng tải. Gia sư Onluyen.vn dành cho học sinh từ lớp 1 – 12 hướng đến cung cấp giải pháp giáo dục toàn diện. Các em có thể xem lịch học, bài tập về nhà, xem lại bài giảng từng buổi, tổng ôn tập lại kiến thức trên nền tảng Onluyen.vn một cách dễ dàng bằng nhiều thiết bị khác nhau (máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng…)

Chúc các em thành công!

Đang làm bài thi