Phương pháp cực kỳ đơn giản giúp học sinh không còn lạc lõng

Nếu nỗi lo về khả năng hòa nhập trong môi trường học đường đủ lớn để ảnh hưởng đến việc học, liệu sự đồng cảm có phải là giải pháp?

Câu trả lời là có thể, dựa trên nghiên cứu của hai nhóm học giả về cách các chương trình nuôi dưỡng sự gắn kết ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh.

Công trình nghiên cứu này nhìn nhận việc những bài tập đơn giản yêu cầu người tham gia đọc về việc các học sinh khóa trên – vào năm nhất trung học và cao đẳng – có thể ngăn cản tiếng nói nội tâm bày tỏ sự lạc lõng. 

Hiếm ai hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cảm giác thuộc về như Marcelle Mentor – người hướng dẫn tại Đại học Columbia – một đứa trẻ da đen đã lớn lên dưới chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. Mentor hiện phụ trách nghiên cứu về sự bình đẳng trong giáo dục tại Teachers College của trường Đại học.

Cô cho rằng căn nguyên của mọi sự là nhu cầu thiết yếu được quan tâm và trở thành một phần của cộng đồng.

“Ngay cả ở những nơi như Teachers College, những nơi phần đông là người da trắng, chúng tôi thường nghe điều này từ những học sinh da màu: “Đây không phải nơi dành cho chúng tôi, nơi đây không được thiết kế cho chúng tôi nên chúng tôi không thể hòa nhập,” Mentor nói. “Đây là lý do tại sao một đứa trẻ chơi thể thao ở trường hay tham gia tranh biện với một nhà giáo tận tâm sẽ có kết quả học tập tốt hơn những đứa trẻ bị tách khỏi các hoạt động này.”

Nỗi buồn trung học

Không phải tưởng tượng mà trường trung học thật sự rất tệ.

Theo các học giả, một phần nguyên nhân đến từ việc học sinh bị chuyển tiếp qua giai đoạn mà điểm số và sự cạnh tranh về thành tích tạo nên sự phân biệt giữa học sinh giỏi và phần còn lại.

Điều này “có thể thúc đẩy những so sánh tiêu cực giữa các học sinh khi chúng đang xây dựng danh tính học thuật của mình,” nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Stanford và Đại học Bang Arizona nhận xét.

Nghiên cứu yêu cầu học sinh năm nhất trung học đọc và phản hồi lại những tự sự của các cựu học sinh về những lo lắng xoay quanh việc hòa nhập với bạn bè.

Các học giả tìm ra rằng những học sinh tham gia hoạt động này sẽ ít lo lắng hơn về việc học tập và kết bạn trong tương lai, trong tương quan với những học sinh không tham gia hoạt động. Các học sinh tham gia nghiên cứu cũng cải thiện phần nào điểm GPA và ít bị điểm thấp hơn so với bạn học.

Tuy nhiên, những bài tập này không có ảnh hưởng dù lớn hay nhỏ tới các cộng đồng học sinh thuộc một chủng tộc cụ thể. Các học giả đúc kết rằng, những sự can thiệp nhanh chóng như vậy không thể có tác dụng thần kỳ.

“Sức mạnh của các biện pháp nằm ở việc tạo ra những thay đổi nhỏ nhưng trúng đích về niềm tin cá nhân và góc nhìn, từ đó tạo nên bước tiến lớn.” nghiên cứu khoa học cho biết. 

Mentor đồng ý với cảm thức này và cho rằng tự sự đã luôn là một phương pháp để tạo nên sự kết nối.

“Tôi có thể giải thích cho bạn trải nghiệm của mình,” cô nói. “Thường thì đó là việc một người nhìn thấy chính cuộc đời mình phản chiếu lại và thu nhận được điều gì đó.”

Tìm lại niềm vui học tập

Việc học sinh thiếu đi cảm thức gắn kết cho thấy các em có thể gặp khó khăn để tiến bộ trong học tập, theo một nghiên cứu xuất bản vào số tháng 5 của tạp chí Science. 

Một nguyên do mà các học giả lưu ý là sự bất an về khả năng hòa nhập tại đại học có ảnh hưởng khác nhau tới các nhóm, cụ thể là sinh viên thuộc các nhóm thiểu số hay người nhập cư thế hệ đầu tiên. Mục tiêu của họ là tìm cách giúp những nhóm sinh viên này tiếp tục việc học tập sau năm nhất khi đang trên bờ vực bỏ học. 

“Lịch sử về nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt giai cấp trong giáo dục đại học có thể khiến nhiều nhóm sinh viên thiểu số nghĩ rằng: “Đây không phải là nơi mình thuộc về”.

Một nhóm 37 học giả đã tiến hành những thí nghiệm với gần 27.000 sinh viên tại 22 cơ sở đào tạo. Trong đó, một số sinh viên được lựa chọn để tham gia một bài tập viết trực tuyến kéo dài 30 phút trước khi vào lớp. Họ được đọc về những trải nghiệm ban đầu của các sinh viên khóa trên về việc “nhớ nhà, học hành chật vật, khó tương tác với giáo sư” – những điều bình thường khi học đại học. Các sinh viên cũng được yêu cầu viết ra những cảm nhận của mình khi bắt đầu theo học và đưa ra cách giải quyết các vấn đề.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chiến lược thúc đẩy sự hòa nhập chỉ thực sự có hiệu quả khi sinh viên có cơ hội kết nối với mọi người, thông qua các sự kiện nơi họ có thể kết bạn hay tìm sự giúp đỡ từ các giáo sư. 

Nhưng những sự kiện như ngày định hướng tân sinh viên thì sao? Liệu như vậy đã là đủ để giúp sinh viên cảm thấy thuộc về cộng đồng?

Mentor trả lời bằng một câu chuyện.

Khi mới đặt chân đến Mỹ, phải mất một thời gian cô mới hiểu ra rằng câu hỏi ‘Bạn thế nào?’ giống như một lời chào xã giao hơn là sự quan tâm thật lòng.

“Tôi sẽ dừng nói về việc tôi cảm thấy thế nào. Trong văn hóa của mình, tôi có thể trả lời câu hỏi đó,” Mentor nhớ lại. Nhưng ở Mỹ, “người ta chỉ nói, ‘Này, cậu thế nào?’ rồi đi tiếp.”

Điều này hơi giống với những buổi định hướng tân sinh viên, theo so sánh của cô: Những thực hành bắt buộc giống như điền vào bản danh sách, để đảm bảo sinh viên biết cách đi từ A tới B.

“Tôi nghĩ những buổi định hướng như vậy đang thiếu sót,” Mentor nói. “Khi tôi nói với sinh viên tại buổi định hướng rằng, ‘Nếu các em cần gì, hãy tìm sự giúp đỡ,’ lời mời của tôi hoàn toàn thật lòng. Nếu chúng ta trung thực về việc tạo ra không gian để kết nối thì nên làm nhiều hơn những hành động đãi bôi.”

Lược dịch từ This Radically Simple Solution Helps Students Feel Like They Belong in School

Tác giả: Nadia Tamez-Robledo

Dẫn nguồn: https://www.edsurge.com/news/2023-06-28-this-radically-simple-solution-helps-students-feel-like-they-belong-in-school

Đang làm bài thi