- Hơn 300.000 trẻ em Việt Nam được học lập trình
- Hà Nội: Thực hiện nghiêm quy định phòng chống gian lận công nghệ cao
- Triển khai học bổng cho sinh viên ngành khoa học cơ bản
Dù là thời nào, học sinh cấp 2 vẫn kế thừa những đặc trưng của những tiền bối đi trước – đó chính là khát khao lớn sớm, mong muốn được trao quyền tự chủ và được bố mẹ đồng hành trên bước đường trưởng thành.
Khi bằng cấp học thuật và kỹ năng thực tiễn được đưa lên bàn cân
Chị Lê Thị Thu H., một người mẹ có con học lớp 9 chia sẻ: “Bởi vì mình đã từng trải qua những cái khó khăn nhất định của cuộc sống, nên mình biết điều gì là tốt nhất cho con. Tuổi của con bây giờ chỉ nên lo học hành để có được tấm bằng đại học, bằng tiếng Anh trong tay, sau này không phải làm công việc tay chân mà xin vào làm trong văn phòng, công ty đa quốc gia cũng dễ dàng hơn…”
Trong khi đó, em Võ Tú A., một học sinh lớp 8 đang sống tại quận 3 bộc bạch:
“Con không hiểu tại sao điểm số lại quan trọng với ba mẹ như vậy. Trong khi bây giờ lên lớp ngoài bài kiểm tra 15 phút – 1 tiết ra thì tụi con còn phải học làm powerpoint để thuyết trình, làm gian hàng hội chợ xuân hoặc làm sản phẩm triển lãm theo chủ đề. Vậy mà mỗi khi con mang những chuyện đó về kể thì ba mẹ cảm thấy nó chỉ là hoạt động phụ và vẫn khăng khăng là lo học đi… Rõ ràng con vẫn đang học mà.”
Không thể phủ nhận bằng cấp vẫn đóng một vai trò nhất định trong việc đánh giá năng lực học tập và trưởng thành của một người. Tuy nhiên sự thật mà chúng ta cũng phải nhìn nhận, đã không còn nhiều những nghề nghiệp trong thời đại hiện nay yêu cầu con em phải “khoe bằng cấp”. Thay vào đó, nhà tuyển dụng đã dần linh hoạt chuyển sang những phương thức đánh giá mới mẻ hơn như đưa ra tình huống ngẫu nhiên phải sử dụng tiếng Anh, phỏng vấn nhóm để kiểm tra kỹ năng hợp tác, một bài toán “chốt doanh thu” mà ứng viên phải tự mình lên kế hoạch triển khai,…
Điều đó cho thấy, các em cần phải thuần thục những kỹ năng học tập & làm việc vượt trội trước cả khi bước vào vị trí làm việc chính thức, thay vì có quan điểm “từ từ đi làm rồi sẽ học được”.
Sự khẩn trương trong việc trau dồi kỹ năng thực tiễn của các em càng được đẩy lên đỉnh điểm mỗi khi “lướt” Facebook, TikTok để giải lao thì lại bắt gặp nội dung “cà khịa” tiền bối gen Z đời đầu trước những tình huống “dở khóc dở cười” như: Làm dự án nhóm không phải là teamwork mà là “tao work”, hay gặp người nước ngoài nói tiếng Anh như đối mặt với người ngoài hành tinh…
Mặc dù chỉ là những nội dung “châm biếm” nhưng cũng phần nào đọng lại trong tâm trí các em những “áp lực vô hình” mà rất có thể trong tương lai phải đối diện. Một mặt, các em tiếp tục quay cuồng với xấp đề cương dày cộm, hàng chục bài kiểm tra từ online đến offline. Mặt khác, các em vẫn cảm thấy mình chưa đủ giỏi vì thiếu những kỹ năng thực tế và gặp khó khăn để nói lên “tiếng lòng” vì bản thân cũng chưa rõ đâu là những kỹ năng thiết yếu cần phải ưu tiên hàng đầu.
Bộ kỹ năng 5C: “Vũ khí tối thượng” để con khơi mở từng bước trưởng thành
Theo nghiên cứu từ The Economist Intelligence Unit Limited năm 2015, có tới 32% các nhà tuyển dụng cho rằng kỹ năng giao tiếp (Communication) là yếu tố được họ đánh giá cao khi lựa chọn nhân viên cho doanh nghiệp. Sở hữu một kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là bằng tiếng Anh sẽ giúp con chiếm ưu thế trong việc kết nối với công dân đến từ nhiều nền văn hóa, làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia và là công cụ cần thiết để thể hiện các kỹ năng khác, chẳng hạn như kỹ năng tư duy phản biện (Critical Thinking).
Dù là trong công việc hay học tập, rèn luyện tư duy phản biện không phải để con tranh cãi với bạn bè hay “bật sếp” mà là học cách lập luận rõ ràng và đi tìm giải pháp, góc nhìn đa chiều cho một vấn đề cụ thể. Năm 2019, nghiên cứu từ học viện quản lý giáo dục quốc gia Việt Nam cho thấy thực trạng chủ động rèn luyện tư duy phản biện của sinh viên Việt Nam trong thực tiễn còn thấp. Do đó, việc trau dồi kỹ năng này từ sớm sẽ giúp teen tăng lợi thế cạnh tranh và tự tin hơn khi bước vào giảng đường đại học.
Ngoài ra, một số kỹ năng mà ắt hẳn bản thân teen cũng đã nhận biết được từ sớm thông qua các dự án trong trường học chính là kỹ năng hợp tác (Collaboration), kỹ năng sáng tạo (Creativity) và kỹ năng sử dụng công nghệ (Computer Literacy).
Những công việc mang tính logic, lặp đi lặp lại giờ đây đã được “kiêm nhiệm” bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, thế giới cần những nhân tài có ý tưởng sáng tạo, sẵn sàng tư duy khác biệt và biết cách vận dụng các công nghệ sẵn có cùng năng lực tập thể để hiện thực hóa ý tưởng đó. Bộ kỹ năng này có thể được xem là “kiềng ba chân” để con làm chủ bản thân, nắm bắt cơ hội và thích ứng với bất kỳ môi trường nào.
Bài toán cho bố mẹ: Đi tìm khóa học cân cả bằng cấp quốc tế và kỹ năng vượt trội
Mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng và giai đoạn cấp 2 chính là lúc các em mong muốn được thể hiện bản thân hơn bao giờ hết. Còn trong mắt bố mẹ, học hành vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, trau dồi tiếng Anh luôn là một trong những “hạng mục” không thể thiếu trong lộ trình học tập của teen cấp 2.
Đứng trước hai nhu cầu khác biệt, liệu có hay không tồn tại một khóa học vừa chuẩn bị cho con một nền tảng học thuật vững chắc như ý muốn của bố mẹ, vừa thỏa mãn “cái tôi” khám phá và trau dồi kỹ năng của con?
Từ sự thấu hiểu cả hai góc nhìn trên, Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã thực hiện những chuyển đổi, nâng cấp cần thiết và cho ra mắt khóa học Anh ngữ Thiếu niên Young Leaders hoàn toàn mới dành cho học sinh từ 11 đến 15 tuổi. Khóa học không chỉ mang đến cho phụ huynh sự an tâm, đảm bảo về một môi trường đào tạo chất lượng cao – nơi để con chuẩn bị những hành trang cần thiết để chinh phục các kỳ thi Anh ngữ và hoàn thành chương trình THCS một cách tốt nhất. Song song đó, Young Leaders cũng sẽ trang bị cho con bộ kỹ năng 5C của thế kỷ 21 thông qua những dự án thực tiễn, những tư liệu sống động cùng sự hỗ trợ của công nghệ học tập tiên tiến để con sẵn sàng hội nhập và trở thành công dân toàn cầu.
Cùng con trưởng thành là một hành trình dài hơi mà không chỉ được giải quyết bằng những cuộc trò chuyện. Đôi khi, điều đó có thể bắt đầu từ việc lựa chọn đầu tư cho con những khóa học mà ở đó ba mẹ hài lòng, con mong trải nghiệm.